Tội nghiệp Phan Văn Đức: Còn hơn cả 1 chữ oan

Ngoài tạo cơ hội cho các đồng đội như đã nêu trên thì mang tiếng cầu thủ tấn công nhưng chủ yếu PVĐ lại hỗ trợ phòng ngự, lùi thấp hơn so với vị trí sở trường.

Tin liên quan

Vì ông Park tiếp cận mọi trận cực kỳ thận trọng nên PVĐ được chọn do bọc lót cho tuyến giữa cũng như hai cánh tốt. Trận Trung Quốc đối phương chủ đích khoét Văn Thanh, vậy nên Văn Đức buộc phải đảo cánh với Quang Hải vì thủ tốt hơn Hải con (cũng như tiết kiệm sức và giành thời cơ để số 19 tấn công), qua đó khiến Trung Quốc không còn dồn sức ép lên cánh phải như 20p đầu trận.

Trận Nhật Bản bị thay ra sau gần 40p được vào sân từ đầu hiệp 2, một phần vì màn trình diễn nhưng cũng là do yếu tố chiến thuật. Ông Park cần trả Quang Hải lên cao hơn để tìm bàn gỡ, trong bối cảnh đó, vị trí gần như là duy nhất có thể hy sinh mà vẫn giữ vững hệ thống là PVĐ. Xuân Trường vào trám chỗ Quang Hải ở trung tâm hàng tiền vệ và trả số 19 lên hàng công. Sau đó, ngay cả sự thay đổi ở phút 87 ông Park vẫn thay Đức Chinh cho Tiến Linh chứ không phải một hậu vệ. Bởi áp lực chưa gỡ mà thua thêm là rất lớn do Nhật vẫn pressing quá tốt từ ngay phần sân ĐT Việt Nam.

Việc thay PVĐ cần được nhìn nhận một cách khách quan hơn. Nếu chê Đứt cọt ở thời điểm này thì có lẽ là việc những pha chạm bóng sáng nước của số 20 không còn thường xuất hiện như trước. Tuy nhiên cũng xem trước kia chúng ta gặp ai, nay thì gặp những đội mà giành lấy 1 điểm cũng quá khó như ông Park thừa nhận.

Vậy nên chửi PVĐ nặng nề như nhiều trận đã qua thì oan thực sự khi cầu thủ này hy sinh nhiều như thế cho lối chơi chung. Những người cùng vị trí như Văn Toàn và Công Phượng khiến CĐV ta phấn khích khi theo dõi vì sao? Vì khi họ cầm bóng thì thường tạo điểm nhấn, mình cũng là một fan HAGL và thích thú điều đó. Nhưng quan trọng là họ có đặc quyền giữ bóng lâu và mất bóng, nhiều nữa là đằng khác.

Công Phượng trận Trung Quốc chạm bóng 22 lần, mất 9 quả. Trận Oman có bóng 30 lần mất 8. Trận Trung Quốc có 7 mất 3. Tính trung bình trên số phút đều thuộc vào nhóm mất bóng nhiều nhất ĐTVN. Đó là cái giá của việc phải chơi tấn công trước các đối khủng. Để có được 1 lần họ tăng tốc khiến chúng ta phấn khích là đánh đổi rất nhiều lần mất quyền kiểm soát.

Việt Nam thua về đẳng cấp và kinh nghiệm ở vòng loại 3 là điều quá rõ ràng. Nhưng không thể như vậy mà không nhìn nhận các thiếu sót. Tuy nhiên, cần phải đánh giá một cách toàn cục để đưa ra một lời phán xét có trách nhiệm. Chúng ta phấn khích vì những khoảnh khắc đột phá của các cầu thủ, hiếm ai phấn khích cho những hành động chạy chỗ hợp lý để giữ cự ly đội hình, bọc lót cho tiền vệ trung tâm lẫn hậu vệ cánh (wing-back) và mang lại sự cân bằng cho lối chơi.

toi-nghiep-phan-van-duc-con-hon-ca-1-chu-oan-2

Sự bất công trong bóng đá được phản ánh quá rõ ngay giải thưởng cá nhân cao quý nhất môn thể thao này như QBV, khi cầu thủ phòng ngự hay hoạt động thầm lặng mặc định bất lợi. Và số đông chửi mù quáng âu cũng hợp lý vì như Xavi nói: CHỈ 2% người yêu bóng đá thực sự hiểu bóng đá. Nhất là khi xem môn này mà chỉ dán mắt vào quả bóng cả trận.

Mình nghĩ nếu ĐTVN có điểm trước Trung Quốc, rất có thể PVĐ vẫn là người được chọn đá chính vì những yếu tố trên. Thay vì phải mạo hiểm rồi thua sớm như 2 trận gần nhất.

Bình Luận

8XBET

8XBET